Thời tiết mùa đông thay đổi theo chiều hướng lạnh và ẩm hơn, kèm theo mưa thất thường nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Thời điểm này các bé rất dễ bị cảm lạnh, viêm phổi… đặc biệt là nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi do sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Khi đó, nếu cha mẹ có phương pháp chăm sóc và cách cho bé ăn vào mùa đông phù hợp sẽ góp phần phòng ngừa những tác động không tốt đến sức khỏe của thời tiết.
1. Cho bé ăn mùa đông như thế nào?
Để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật và đáp ứng nhu cầu năng lượng của bé, các món ăn mùa đông cho trẻ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, các loại ngũ cốc nguyên cám có khả năng cung cấp năng lượng lâu dài, còn các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, chất béo từ dầu thực vật giúp bé không bị đói và tránh tình trạng mất sức.
1.1. Nhóm tinh bột
Mùa đông là thời điểm cơ thể trẻ nhỏ cần lượng tinh bột (hay chất đường) nhiều hơn so với những thời điểm khác trong năm. Do đó, các món ăn mùa đông cho trẻ đòi hỏi cung cấp nhiều tinh bột hơn bình thường.
Nguồn cung cấp tinh bột thông thường là từ cơm (gạo), mì, cha mẹ có thể đa dạng các món ăn chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, bí đỏ… Ưu điểm của các loại thực phẩm này là thành phần chứa nhiều đường đa (trong khi đó bánh kẹo chỉ chứa đường đơn) giúp cơ thể trẻ no lâu hơn, cung cấp năng lượng nhiều hơn.
Để gia tăng sự ngon miệng và hấp dẫn trẻ ăn nhiều hơn, cha mẹ hãy chế biến đa dạng các món ăn mùa đông cho trẻ tùy theo sở thích, qua đó cung cấp tinh bột và năng lượng cho cơ thể.
1.2. Nhóm đạm và chất béo
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các nhóm thực phẩm giàu đạm (protein) sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiệt tốt hơn các loại thực phẩm khác. Do đó, cho bé ăn mùa đông bằng các món ăn chứa nhiều chất đạm sẽ giúp cơ thể bé giữ ấm tốt hơn.
Bên cạnh các nhóm thực phẩm cung cấp đạm như thịt, cá, trứng, sữa… cha mẹ nên chú ý tăng cường một chất dinh dưỡng cần thiết khác là chất béo từ mỡ động vật hay các loại dầu thực vật (như dầu mè, dầu đậu nành).
Khi làm các món ăn mùa đông cho trẻ hàng ngày, mẹ phải nhớ không kiêng cữ chất béo quá nhiều, thay vào đó hãy cho thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật khi chế biến. Trẻ nhỏ cần được cung cấp chất béo dưới nhiều hình thức khác như sử dụng bơ đậu phộng, sinh tố bơ hay bơ dầm… Đôi khi còn có thể cho cho con dùng phô mai, sữa, váng sữa tùy theo khẩu vị của bé.
1.3. Các loại vitamin thiết yếu
- Vitamin D: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh có đến 80% lượng vitamin D cơ thể tự tổng hợp thông qua việc hấp thụ tia UVB của da. Do đó, tắm nắng là phương pháp cung cấp vitamin D hiệu quả cho cơ thể bé. Nhưng vào mùa đông, đa số thời điểm trong ngày có rất ít nắng, do đó thời gian tắm nắng của bé cũng sẽ bị hạn chế. Vì vậy, các món ăn mùa đông cho trẻ phải đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết. Các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa, trứng, dầu cá, cá hồi, pho mát và nấm… Mẹ cần phải linh hoạt để chế biến các loại thực phẩm giàu vitamin D kể trên thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng để cho bé ăn vào mùa đông.
- Vitamin E và C: Vitamin E và C có khả năng cải thiện sự thích ứng của cơ thể khi thời tiết trở lạnh, đồng thời còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ. Hai loại Vitamin quan trọng này tồn tại rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau màu xanh đậm như bó xôi, súp lơ xanh, cải xoong…), các loại trái cây và các loại dầu thực vật (như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng). Do đó, mẹ cần tăng cường cho bé ăn vào mùa đông bằng các loại rau củ quả để bổ sung đủ lượng vitamin E và C, qua đó tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể.
- Vitamin B2: Đây là khoáng chất cần thiết để gia tăng khả năng đề kháng của cơ thể và chống chọi lại sự thay đổi tiêu cực của thời tiết. Các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua… được xem là nguồn cung cấp vitamin B2 dồi dào. Ngoài ra, mẹ có thể chế biến món ăn mùa đông cho trẻ để cung cấp vitamin B2 từ các loại thực phẩm như trứng, tim, thịt gia cầm, ngũ cốc, trái cây tươi, các loại đậu và hạt. Tuy nhiên, cần lưu ý vitamin B2 rất dễ mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình chế biến (từ 15-20%), vì vậy mẹ cần tăng thêm lượng thực phẩm chứa chất dinh dưỡng này khi chế biến và cho bé ăn vào mùa đông.
2. Tăng cường thêm các bữa phụ khi cho bé ăn mùa đông
Không khí mùa đông càng lúc càng trở lạnh, cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột và cần rất nhiều nhiệt lượng để giữ ấm cơ thể. Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua các bữa ăn chính, mẹ có thể cung cấp thêm năng lượng cho con bằng các bữa phụ với các món ăn mùa đông cho trẻ hấp dẫn như như súp, canh nóng, các loại bánh hấp hay chiên…
Trong mùa lạnh, thay vì cho bé sử dụng sữa tươi, mẹ hãy chế biến cho con một ly sữa ấm. Việc này vừa cung cấp thêm năng lượng, vừa tăng khả năng giữ ấm cho cơ thể trẻ.
Một loại thực phẩm bổ dưỡng khác mà trẻ hay sử dụng là sữa chua. Thực phẩm này cung cấp nhiều protein, chất béo cùng với hàm lượng vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, D, kali, calci, magie… Đặc biệt, quá trình lên men sữa chua đã sản sinh ra nhiều chủng lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Quá trình này rất tốt cho quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch ở các con. Bất kể thời điểm nào, sữa chua luôn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lưu ý cách cho trẻ ăn sữa chua vào mùa đông sao cho hiệu quả, tránh phản tác dụng.
Thời tiết lạnh làm trẻ nhỏ gia tăng nguy cơ mắc chứng viêm họng, vì vậy cách cho trẻ ăn sữa chua vào mùa đông phù hợp là hãy bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh từ 15 – 20 phút trước khi dùng để giảm bớt độ lạnh. Đồng thời, khi ăn cần nhắc nhở con ăn chậm rãi từng miếng nhỏ, không ăn vội vàng.
Bên cạnh đó, cha mẹ chỉ nên cho con sử dụng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều sữa chua vào mùa đông có thể gây rối loạn tiêu hóa. Lưu ý thời điểm ăn sữa chua tốt là sau các bữa ăn chính. Cách cho trẻ ăn sữa chua vào mùa đông phù hợp vữa hỗ trợ khả năng tiêu hóa tốt hơn vừa thúc đẩy khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Trong chế độ dinh dưỡng của bé vào mùa đông, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
- Có nên ăn mít khi trời nắng nóng?
- Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
- Tuổi 50 cần bổ sung gì để tăng cường sức khỏe?
Thông tin thêm về Droppii