Thực phẩm có dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Đánh giá bài viết

Nhiễm trùng thực phẩm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh do ăn uống và có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn có thể ngăn ngừa, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ các quy trình xử lý thực phẩm an toàn.

1. Nhiễm khuẩn thức ăn là gì?

Nhiễm khuẩn thức ăn xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong các loại thực phẩm, khiến chúng bị hư hỏng. Ăn các loại thực phẩm bị hỏng có thể khiến bạn bị bệnh do vi khuẩn trực tiếp gây ra hoặc do độc tố vi khuẩn thải ra.

Có 3 loại bệnh chính lây truyền qua thực phẩm do nhiễm vi khuẩn gồm:

  • Ngộ độc thực phẩm: Vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm và thải ra độc tố gây bệnh nếu ăn phải, trong đó chủ yếu là Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus và Clostridium botulinum.
  • Nhiễm trùng thực phẩm: Vi khuẩn phát triển trên thực phẩm và tiếp tục phát triển trong ruột sau khi ăn, trong đó chủ yếu là Salmonella, Listeria monocytogenes và Shigella.
  • Nhiễm trùng qua trung gian độc tố: Vi khuẩn sinh sản khi ở trong thức ăn và giải phóng chất độc vào đường ruột sau khi ăn, trong đó chủ yếu là Escherichia coli (E. coli), Campylobacter jejuni và Vibrio.
Nên đọc:  20 loại thực phẩm tốt cho trái tim bạn

Các tác dụng phụ thường gặp của bệnh do nhiễm khuẩn thức ăn gây ra bao gồm:

  • Đau bụng
  • Ăn không ngon
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng đôi khi chúng có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau đó, tùy thuộc vào loại vi khuẩn.

2. Loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn?

Mặc dù tất cả các loại thực phẩm đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhưng một số loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn. Đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng nước, carbs, protein cao, tạo điều kiện tối ưu cho vi khuẩn sinh sản. Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn:

  • Salad tươi đã chế biến như salad mì ống, salad khoai tây, xà lách trộn và salad trái cây
  • Các món cơm, mì ống và khoai tây
  • Thịt hầm và lasagne
  • Trái cây và rau chưa rửa
  • Rau lá xanh
  • Dưa hấu, dưa vàng và các loại trái cây khác có thịt dày và chắc
  • Thịt, gia cầm, cá, trứng
  • Thịt nguội
  • Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa và phomai chưa tiệt trùng
  • Phomai mềm
  • Rượu táo chưa tiệt trùng
  • Món súp
  • Nước thịt, nước sốt
  • Giá đỗ
  • Thức ăn thừa

Bằng cách nấu và bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và xử lý an toàn, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn.

Nên đọc:  Thử nghiệm độ nhạy thực phẩm: Những điều cần biết

vi khuẩn

Salad tươi đã chế biến là thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn

3. Tốc độ sinh sản của vi khuẩn nhanh đến mức nào?

Vi khuẩn có thể sinh sản với tốc độ theo cấp số nhân khi sống trong phạm vi nhiệt độ từ 4–60°C. Trung bình, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng trong vòng ít nhất 20 phút và nhân lên liên tục trong nhiều giờ. Điều này gây nhiễm trùng thực phẩm, khiến thức ăn bị hỏng và có khả năng gây bệnh khi ăn vào.

Mặt khác, khi bạn bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 4°C, vi khuẩn không thể sinh sôi nhanh chóng. Ở nhiệt độ -18°C, vi khuẩn rơi vào trạng thái không hoạt động và sẽ không nhân lên.

Khi thực phẩm được làm nóng đến nhiệt độ trên 60°C, vi khuẩn không thể tồn tại và bắt đầu chết. Đây là lý do tại sao nấu và hâm nóng thức ăn đúng cách là điều cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh do nhiễm trùng thực phẩm.

Để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn, điều quan trọng là phải giữ cho một số thực phẩm nằm ngoài phạm vi nhiệt độ từ 4 – 60°C. Trường hợp thực phẩm đã để ở điều kiện nhiệt độ này quá 2 giờ thì nên bỏ đi.

Lưu ý rằng việc đặt lại thực phẩm bị nhiễm khuẩn vào tủ lạnh hoặc tủ đông sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn nên chúng không an toàn để ăn.

4. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn theo cách nào?

Từ thời điểm sản xuất đến khi tiêu thụ, có rất nhiều cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn thực phẩm như:

  • Quá trình canh tác, thu hoạch, giết mổ, chế biến thực phẩm
  • Vận chuyển thực phẩm
  • Bảo quản thực phẩm, trong tủ đông, phòng bảo quản hoặc tủ đựng thức ăn
  • Phân phối thực phẩm như trong các cửa hàng tạp hóa hoặc chợ nông sản
  • Chuẩn bị và phục vụ thực phẩm, bao gồm cả trong nhà hàng, hoạt động dịch vụ ăn uống hoặc tại nhà

Thông thường, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn do nhiễm khuẩn chéo, là vi khuẩn di chuyển từ chất này sang chất khác. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất thực phẩm.

Vi khuẩn có thể đi vào thực phẩm theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

  • Từ thiết bị bị ô nhiễm như đồ dùng, thớt, mặt bàn hoặc máy móc
  • Từ con người, như thông qua các thao tác trong quá trình chế biến như hắt hơi, găng tay bẩn, vv.
  • Từ thực phẩm khác như thịt gà sống chạm vào rau sống

Nhiễm khuẩn thức ăn cũng có thể xảy ra mà không có lây nhiễm chéo. Vi khuẩn tồn tại tự nhiên trên thịt sống, gia cầm và cá nếu không được nấu chín và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp thì vi khuẩn sẽ tự sinh sôi và gây bệnh nếu ăn vào.

Cuối cùng, vi khuẩn phát triển trên các loại thực phẩm để trong vùng nhiệt độ từ 4 – 60°C quá lâu như thực phẩm để trên quầy, thực phẩm trong túi đựng đồ ăn trưa không cách nhiệt.

Xem ngay: Làm lạnh và hâm nóng thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ nào?

vi khuẩn

Vi khuẩn có thể đi vào thực phẩm theo nhiều cách khác nhau

5. Làm sao để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thực phẩm?

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất, để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn thì cần bảo quản thực phẩm đúng cách cho mỗi giai đoạn.

5.1. Mẹo mua thực phẩm an toàn

  • Đọc kỹ ngày hết hạn và tránh mua thực phẩm gần hết hạn trừ khi bạn định ăn ngay.
  • Đặt thịt sống và thịt gia cầm trong các túi riêng biệt với các loại khác.
  • Làm sạch và khử trùng các túi mua hàng có thể tái sử dụng trước và sau khi mua sắm.
  • Tránh ăn các thực phẩm sống chưa được rửa sạch.
  • Lấy thực phẩm dễ hỏng sau cùng để giảm thời gian tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn như trứng, sữa, thịt, thịt gia cầm và salad mì ống.
  • Cất đồ ăn ngay sau khi về đến nhà.
  • Bỏ tất cả các lon hoặc gói nào bị móp hoặc mất niêm phong.
  • Tránh mua các sản phẩm tươi sống bị bầm tím vì những vết bầm này là điểm xâm nhập của vi khuẩn.

5.2. Mẹo bảo quản thực phẩm an toàn

  • Đảm bảo tủ lạnh của bạn được đặt ở 4°C hoặc thấp hơn và tủ đông được đặt ở -18°C hoặc thấp hơn.
  • Bảo quản thịt và gia cầm sống trong hộp kín hoặc túi nhựa ở kệ dưới cùng của tủ lạnh để ngăn nước chảy ra làm ô nhiễm các thực phẩm khác.
  • Sử dụng thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng 2-3 ngày và nấu chúng ở nhiệt độ thích hợp.
  • Cắt thịt nướng còn sót lại thành các phần nhỏ hơn và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Bảo quản lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Nếu thức ăn đã để lâu hơn 2 giờ, hãy đổ bỏ chúng.
  • Đặt thức ăn thừa, đặc biệt là thức ăn có nguy cơ cao như cơm đã nấu chín, mì ống, súp và nước thịt, vào hộp đựng cạn để bảo quản lạnh nhanh.
  • Tránh để thực phẩm quá dày trong tủ lạnh vì điều này có thể khiến thực phẩm không được làm lạnh đúng cách.

5.3. Mẹo để chế biến thực phẩm an toàn

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây sau khi chạm vào thịt hoặc gia cầm sống, đi vệ sinh, hắt hơi, ho, vuốt ve động vật, đổ rác, sử dụng điện thoại và các hoạt động khác mà tay bạn có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Làm sạch đồ dùng, thớt, mặt bàn và các bề mặt khác bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi xử lý thịt hoặc gia cầm sống.
  • Sử dụng thớt riêng cho rau và thịt hoặc gia cầm.
  • Chỉ sử dụng khăn lau bát đĩa sạch sẽ.
  • Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm bạn đang nấu đạt nhiệt độ đủ cao.
  • Giữ nguyên liệu trong tủ lạnh cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng.
  • Rửa kỹ sản phẩm tươi trước khi gọt hoặc cắt. Dưới vòi nước chảy, nhẹ nhàng chà xát thực phẩm bằng tay hoặc sử dụng bàn chải rau củ cho các loại rau củ cứng hơn.
  • Bỏ phần lá bên ngoài của bắp cải hoặc rau diếp.

Ngoài ra, đảm bảo an toàn, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ phù hợp trước khi ăn nếu thức ăn đã để trên 2 giờ và sử dụng túi đựng thức ăn trưa cách nhiệt và túi chườm lạnh để giữ vi khuẩn không sinh sôi trong thức ăn.

Theo dõi website để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

  • Các triệu chứng coronavirus khác gì cảm lạnh, cảm cúm thông thường?
  • Nên rửa tay bằng xà phòng trong bao lâu?
  • 7 mẹo để giữ da tay khỏe mạnh khi rửa tay thường xuyên

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin thêm về Droppii

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN