Thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng.Tuy nhiên, chỉ một số ít thực phẩm gây ra ít nhất 90% phản ứng dị ứng với thực phẩm. Chất gây ra phản ứng dị ứng trong thực phẩm hoặc đồ uống được gọi là “chất gây dị ứng”.Về thực phẩm, gần như tất cả các chất gây dị ứng đều là protein. Đối với đa số mọi người, những protein này không phải là chất gây dị ứng, bởi vì hệ thống miễn dịch của họ không phản ứng với chúng. Đó là phản ứng của hệ thống miễn dịch với các protein này gây ra phản ứng dị ứng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về thực phẩm phổ biến nhất dễ gây dị ứng.
1. Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là tình trạng một số loại thực phẩm gây ra phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với loại thực phẩm đó.
Nguyên nhân dẫn tới dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch của người ăn nguồn thực phẩm đó nhận diện sai một số loại protein trong thực phẩm đó là có hại. Sau đó, cơ thể của người đó tiến hành khởi động một loạt các biện pháp bảo vệ cơ thể bao gồm giải phóng các chất như histamin và chất gây viêm. Đối với những người bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì dù chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ của loại thực phẩm đó thì cơ thể cũng tiếp hành cơ chế bảo vệ cơ thể.
Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể xảy ra bất cứ khi nào, từ vài phút cho đến vài giờ sau khi tiếp xúc với thực phẩm đó, có thể xuất hiện những triệu chứng như:
- Khó thở
- Tụt huyết áp
- Nôn mửa
- Bị tiêu chảy
- Ngứa phát ban
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì dị ứng thức ăn có thể gây sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể xuất hiện nhanh bao gồm ngứa phát ban, sưng cổ họng hoặc lưỡi, khó thở và tụt huyết áp. Một số trường hợp nặng có thể gây tử vong cho người sử dụng.
Dị ứng thực phẩm có thể được chia thành 2 loại chính: Kháng thể IgE hoặc kháng thể không IgE. Kháng thể là một loại protein trong máu được hệ thống miễn dịch sử dụng để nhận biết và chống lại nhiễm trùng. Trong dị ứng thực phẩm IgE, kháng thể IgE được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp dị ứng thực phẩm không phải IgE, các kháng thể IgE không được giải phóng và các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch được sử dụng để chống lại mối đe dọa được nhận thức.
Cần phân biệt dị ứng thực phẩm với tình trạng không dung nạp thực phẩm. Tình trạng không dung nạp thực phẩm phản ánh tình trạng bất thường trong chức năng chuyển hóa liên quan đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cơ thể thiếu một loại enzyme tiêu hóa đặc trưng, khi đó, cơ thể sẽ xây dựng cơ chế bài tiết, coi thực phẩm đó là một sản phẩm độc hại, Và cũng như khi bị dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh histamine và gây ra các triệu chứng đặc trưng. Biểu hiện của không dung nạp thực phẩm thường chậm hơn (có khi sau ăn tới vài ngày), không có liên quan tới miễn dịch nên tình trạng này chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống chứ không đe dọa tới tính mạng người sử dụng.
2. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
2.1. Dị ứng sữa bò
Dị ứng với sữa bò là loại dị ứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc với protein trong sữa bò. Đây là một trong những bệnh bị ứng phổ biến nhất ở trẻ, nó ảnh hưởng tới 2 đến 3% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, khoảng 90% trẻ em sẽ hết dị ứng với loại thực phẩm đó khi trẻ lên 3 tuổi. Dị ứng sữa bò có thể xảy ra ở cả hai dạng IgE và không IgE, nhưng dị ứng sữa bò IgE là phổ biến nhất và có khả năng nghiêm trọng nhất. Trẻ em hoặc người lớn khi bị dị ứng với sữa bò thường có phản ứng trong vòng 5- 30 phút sau khi uống sữa bò. Khi đó người bị dị ứng sẽ xuất hiện nhiều các triệu chứng như sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, nôn mửa và trong một số trường hợp nghiêm trong hiếm gặp sẽ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ. Dị ứng không phải IgE thường có các triệu chứng liên quan đến đường ruột hơn như nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cũng như viêm thành ruột. Còn dị ứng sữa không IgE có thể khá khó chẩn đoán. Lý do giải thích điều này là do đôi khi các triệu chứng có thể giống với tình trạng không dung nạp và không có xét nghiệm máu cho nó
Khi đối tượng sử dụng sữa bò và chắc chắn bị dị ứng của sữa bò thì cách được tư vấn duy nhất là tránh sữa bò và các loại thực phẩm có chứa sữa bò như sữa, sữa bột, phô mai, bơ, bơ thực vật, sữa chua, kem,… Đối với những bà mẹ đang cho con bú có trẻ bị dị ứng có thể phải loại bỏ sữa bò và thực phẩm có chứa sữa bò ra khỏi thực đơn trong chế độ ăn. Đối với trẻ không bú sữa mẹ, các chuyên gia website khuyến nghị sử dụng những giải pháp thay thế cho công thức làm từ sữa bò.
2.2. Trứng
Trứng được coi là nguồn thực phẩm dễ bị dị ứng phổ biến thứ hai ở trẻ em. Tuy nhiên, 68% trẻ em bị dị ứng trứng sẽ phát dị ứng vào thời điểm 16 tuổi. Các triệu chứng điển hình như:
- Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng
- Phản ứng da, chẳng hạn như phát ban
- Vấn đề về đường hô hấp
- Sốc phản vệ (hiếm gặp)
Dị ứng trứng có thể chỉ dị ứng bởi lòng trắng trứng hoặc chỉ lòng đỏ trứng do thành phần protein ở lòng trắng và lòng đỏ trứng là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các protein gây dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng nên dị ứng bởi lòng trắng trứng dễ gặp hơn. Cách được tư vấn hiệu quả nhất vẫn là loại bỏ trứng ra khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với trứng không cần thiết phải tránh tất cả các thực phẩm liên quan đến trứng do khi trứng được đun nóng, hình dạng các protein gây dị ứng có thể bị thay đổi hình dạng và trở nên ít, ít có khả năng gây ra phản ứng hơn.
2.3. Quả hạch
Dị ứng hạt cây là dị ứng với một số loại hạt, những hạt có nguồn gốc từ cây cối. Đây là một chứng dị ứng thực phẩm rất phổ biến được cho là ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số Hoa kỳ. Một số loại hạt cây dễ gây dị ứng điển hình như: quả hạch, hạt điều, hạt macadamia, quả hạch brazil, quả hồ trăn, hạt thông, quả óc chó,… Những người dị ứng với hạt cây này cũng bị dị ứng với các sản phẩm được làm từ các loại hạt này như bơ hạt và dầu. Do dị ứng với một loại hạt cây có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với các loại cây khác nên các chuyên gia khuyên những người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh tất cả các hạt cây gì chỉ bị dị ứng với một hoặc hai loại. Dị ứng cũng có thể rất nghiêm trọng, và dị ứng hạt cây là nguyên nhân gây ra khoảng 50% số ca tử vong liên quan đến sốc phản vệ. Do đó, những người bị dị ứng được khuyên nên mang theo bút epi mọi lúc- một loại thiết bị giúp người bị dị ứng có thể tự tiêm cho mình một mũi adrenalin khi học bắt đầu có những phản ứng.
2.4. Đậu phộng
Cũng giống như dị ứng hạt cây, dị ứng đậu phộng rất phổ biến và có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Những người bị dị ứng đậu phộng cũng thường bị dị ứng với các loại hạt cây. Dị ứng đậu phộng ảnh hưởng đến khoảng 4-8% trẻ em và 1–2% người lớn. Tuy nhiên, khoảng 15–22% trẻ em bị dị ứng đậu phộng sẽ tự khỏi khi chúng bước sang tuổi thiếu niên.
Những người có tiền sử gia đình bị dị ứng đậu phộng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gia đình bình thường, khỏe mạnh. Nhiều người lo sợ khi phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng và gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra việc đưa đậu phộng sớm vào cơ thể có thể có tác dụng bảo vệ.. Hiện tại, các được tư vấn hiệu quả nhất là tránh hoàn toàn đậu phộng và các sản phẩm có chứa đậu phộng.
2.5. Hải sản
Hải sản là món ăn phổ biến tại nước ta, dị ứng hải sản là do cơ thể người ăn tấn công các protein từ các họ cá giáp xác hoặc nhuyễn thể, được gọi là động vật có vỏ. Một số loại điển hình gây dị ứng như: tôm, mực ống, con sò,.. Nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng hải sản là một loại protein gọi là tropomyosin. Các protein khác có thể đóng một vai trò nào đó trong việc kích hoạt phản ứng miễn dịch là arginine kinase và chuỗi nhẹ myosin. Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ thường xảy ra nhanh chóng và tương tự như dị ứng thực phẩm IgE khác. Tuy nhiên, dị ứng hải sản thực sự đôi khi có thể khó phân biệt với phản ứng bất lợi với chất gây ô nhiễm của hải sản, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng do các triệu chứng có thể giống nhau, đều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày. Những người bị dị ứng hải sản có thể sẽ bị dị ứng suốt đời, kể cả đối với những hải sản đã được nấu chín. Vậy nên cách duy nhất để tránh dị ứng là loại bỏ tất cả các loại hải sản bị dị ứng ra khỏi chế độ ăn hằng ngày.
2.6. Lúa mì
Dị ứng lúa mì là phản ứng dị ứng với một trong những loại protein có trong lúa mì. Thường xảy ra nhiều ở trẻ em, nó có thể gây suy tiêu hóa, nổi mề đay, nôn mửa, phát ban, sưng tấy và trong trường hợp nghiêm trọng là sốc phản vệ và gây tử vong. Đôi khi các phụ huynh nhầm lẫn với bệnh celiac và nhạy cảm với gluten không phải celiac, có thể có các triệu chứng tiêu hóa tương tự. Những người bị dị ứng lúa mì chỉ cần tránh sử dụng lúa mì và có thể dung nạp gluten từ các loại hạt ngũ cốc không chứa lúa mì. Cách được tư vấn duy nhất là tránh lúa mì và các sản phẩm có chứa lúa mì, kể cả các sản phẩm làm đẹp.
2.7. Đậu nành
Dị ứng đậu nành chiếm đến khoảng 0,4% tổng số trẻ em, đặc biệt ở những trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi. Thực phẩm phổ biến gây dị ứng từ đậu nành bao gồm đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành hoặc nước tương. Vì vậy cần chú ý khi sử dụng các loại sản phẩm từ đậu nành để tránh dị ứng.
Các triệu chứng có thể bao gồm :ngứa miệng và chảy nước mũi đến phát ban và hen suyễn hoặc khó thở. Trong một số trường hợp hiếm hoi, dị ứng đậu nành cũng có thể gây ra sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người sử dụng.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ ít bị dị ứng với sữa bò cũng có thể bị dị ứng với sữa đậu nành.
2.8. Cá
Dị ứng cá chiếm đến khoảng 2% ở người lớn, dị ứng các thường dễ gặp. Giống như dị ứng động vật có vỏ, dị ứng cá có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy, nhưng trong một số ít trường hợp, phản vệ cũng có thể xảy ra. Điều này có nghĩa là những người bị dị ứng với cá thường được phát bút tiêm để phòng trường hợp họ vô tình ăn phải cá hoặc các sản phẩm từ cá, Bên cạnh đó, vì động vật có vỏ và cá có vây không mang cùng một loại protein nên những người bị dị ứng với động vật có vỏ có thể không bị dị ứng với cá.
Trên đây là 8 loại thực phẩm dị ứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó vẫn còn một số loại thực phẩm cũng có thể gây dị ứng như hạt mè, đào, chuối, bơ, kiwi, chanh dây,… nên khi phát hiện bản thân có khả năng bị dị ứng với loại thực phẩm nào cần lưu ý và tránh sử dụng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguồn tham khảo: theicn.org, healthline.com
- Những thực phẩm dễ gây dị ứng
- Ăn hàu biển có tác dụng gì?
- Trẻ em ăn nhiều trứng gà có tốt không?
Thông tin thêm về Droppii