20 loại thực phẩm bổ sung nhiều vitamin C nhất

Đánh giá bài viết

Vitamin C được biết đến như một chất chống oxy hóa mạnh, cũng như có tác động tích cực đến sức khỏe làn da và chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C cũng rất quan trọng cho sự tổng hợp collagen, mô liên kết, xương, răng và các mạch máu nhỏ. Vậy đâu là những thực phẩm giàu canxi chúng ta nên bổ sung?

1. Tác dụng của vitamin C

Cơ thể con người không thể tự sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C. Do đó, chúng ta cần thiết sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C để bổ sung đủ hàm lượng chất này theo nhu cầu khuyến nghị.

Trong trường hợp thiếu vitamin C sẽ gây ra một số triệu chứng bao gồm: chảy máu nướu răng, thường xuyên bầm tím và nhiễm trùng, vết thương kém lành, thiếu máu và bệnh scorbut .

2. 20 loại thực phẩm giàu vitamin C

2.1. Mận Kakadu

Mận Kakadu, một loại quả siêu thực phẩm bản địa của Úc hay còn là thực phẩm chứa vitamin C gấp 100 lần so với cam. Hàm lượng vitamin C của thực phẩm này chứa tới 5.300 mg/ 100 gam. Chỉ một quả mận chứa 481 mg vitamin C, tức 530% DV.

Hơn nữa, thành phần của mận kakadu cũng giàu các hợp chất như: kali, vitamin E và chất chống oxy hóa lutein, có thể có lợi cho sức khỏe của mắt.

2.2. Anh đào Acerola

Với khoảng 49 gam anh đào acerola cung cấp 822 mg vitamin C, hoặc 913% DV. Các nghiên cứu sử dụng chiết xuất từ ​​quả sơ ri đã chỉ ra rằng, loại quả này có thể có đặc tính chống ung thư, giúp ngăn ngừa tổn thương da do tia UVB và thậm chí làm giảm tổn thương DNA do chế độ ăn uống không tốt gây ra.

3. Quả tầm xuân

Quả tầm xuân, một loại quả nhỏ, ngọt, thơm và chứa nhiều vitamin C. Khoảng sáu quả tầm xuân cung cấp 119 mg vitamin C, hoặc 132% DV.

Vitamin C thành phần quan trọng cho sự tổng hợp collagen, hỗ trợ sự toàn vẹn của da khi bạn già đi. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, vitamin C có tác dụng làm giảm tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da, giảm nếp nhăn, khô và sạm màu. Vitamin C cũng có tác dụng giúp chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da.

2.4. Ớt sừng

Hàm lượng vitamin C trong một quả ớt xanh chứa 109 mg vitamin C, tương đương 121% DV. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C của một quả ớt đỏ 65 mg vitamin C, hay 72% DV. Hơn nữa, ớt rất giàu capsaicin, hợp chất có thể làm giảm đau và viêm. Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy khoảng một muỗng canh (10 gam) bột ớt đỏ có thể giúp tăng cường đốt cháy chất béo.

2.5. Ổi

Hàm lượng vitamin C trong một quả ổi chứa 126 mg vitamin C, hoặc 140% DV, đặc biệt giàu chất chống oxy hóa lycopene. Một nghiên cứu thực hiện với thời gian kéo dài sáu tuần ở 45 người trẻ tuổi và khỏe mạnh cho thấy rằng, ăn 400 gram ổi gọt vỏ mỗi ngày, có thể làm giảm đáng kể huyết áp và mức cholesterol toàn phần.

Nên đọc:  Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
quả ổi
Ổi là một loại trái cây chứa lượng lớn vitamin C

2.6. Ớt vàng ngọt

Hàm lượng vitamin C của ớt chuông hoặc ớt ngọt sẽ thay đổi tăng lên khi chúng trưởng thành. Khoảng 75 gam ớt vàng cung cấp 137 mg vitamin C, hay 152% DV, gấp đôi lượng có trong ớt xanh.

Lợi ích của việc tiêu thụ đủ vitamin C rất quan trọng đối với sức khỏe mắt của bạn và có thể giúp bảo vệ chống lại sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.

Một nghiên cứu trên 300 phụ nữ cho kết quả những người có lượng vitamin C cao hơn có nguy cơ tiến triển đục thủy tinh thể thấp hơn 33% so với những người có lượng tiêu thụ ít loại thực phẩm này.

2.7. Nho đen

Khoảng 56 gam quả nho đen chứa 101 mg vitamin C, hoặc 112% DV. Ngoài ra, thành phần trong nho còn chứa các flavonoid chống oxy hóa được gọi là anthocyanins làm cho nho có màu đậm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa như: vitamin C và anthocyanins giúp làm giảm tổn thương oxy hóa liên quan đến các bệnh mãn tính.

2.8. Cỏ xạ hương

Tính theo gam, cỏ xạ hương tươi có lượng vitamin C gấp ba lần cam và được coi như một trong những loại quả có nồng độ vitamin C cao nhất trong tất cả các loại thảo mộc ẩm thực. Với 28 gam cỏ xạ hương tươi cung cấp 45mg vitamin C, chiếm 50% DV. Thậm chí chỉ rắc 1–2 muỗng canh (3–6 gam) cỏ xạ hương tươi trong bữa ăn cũng bổ sung thêm 3,5–7 mg vitamin C vào chế độ ăn, và tăng cường khả năng miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng.

Trong khi cỏ xạ hương được biết đến như một phương thuốc phổ biến cho bệnh viêm họng và các tình trạng hô hấp. Cỏ xạ hương cũng chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện sức khỏe miễn dịch, tạo kháng thể, tiêu diệt virus, vi khuẩn và loại bỏ các tế bào bị nhiễm bệnh.

2.9. Mùi tây

8 gam mùi tây tươi chứa 10 mg vitamin C, cung cấp 11% DV và mùi tây nguồn cung cấp sắt không heme có nguồn gốc thực vật đáng kể. Thêm vào đó, Vitamin C trong mùi tây còn giúp làm tăng hấp thu sắt không heme. Điều này có thể ngăn ngừa và được tư vấn bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Một nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian kéo dài hai tháng đã cung cấp cho những người ăn chay 500 mg vitamin C hai lần một ngày trong bữa ăn của họ. Vào thời gian nghiên cứu, nồng độ sắt của họ đã tăng 17%, hemoglobin tăng 8% và ferritin-dạng dự trữ của sắt, tăng 12%

2.10. Cải bó xôi

Một chén rau bina sống cung cấp 195 mg vitamin C, hay 217% DV. Mặc dù nhiệt nấu chín làm giảm hàm lượng vitamin C trong thực phẩm, một chén cải nấu chín vẫn cung cấp 117 mg vitamin C, hay 130% DV. Hơn nữa, cải bó xôi cũng chứa nhiều vitamin A, kali, canxi, mangan, chất xơ và folate.

Nên đọc:  Tìm hiểu về chỉ số đường huyết thực phẩm

2.11. Cải xoăn

Cải xoăn, thực phẩm bổ sung vitamin C. Cải xoăn sống cắt nhỏ cung cấp 80 mg vitamin C, hoặc 89% DV đồng thời cũng cung cấp một lượng lớn vitamin K và các carotenoid lutein và zeaxanthin .

Một chén cải xoăn nấu chín cung cấp 53 mg, hay 59% DV cho vitamin C. Trong khi nấu chín loại rau này làm giảm hàm lượng vitamin C, và một nghiên cứu cho thấy rằng luộc, chiên hoặc hấp các loại rau xanh giúp giải phóng nhiều chất chống oxy hóa hơn.

Cải xoăn là loại rau giàu kali, magie, chất chống oxy hóa và chất xơ
Người dùng có thể bổ sung vitamin C bằng cách sử dụng rau cải xoăn trong các bữa ăn

2.12. Kiwi

Một quả kiwi vừa chứa 71 mg vitamin C, tương đương 79% DV (35). Vitamin C trong kiwi có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa, giảm cholesterol và cải thiện khả năng miễn dịch. Một nghiên cứu thực hiện ở 30 người khỏe mạnh trong độ tuổi 20–51 cho thấy, ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày và duy trì trong 28 ngày làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu xuống 18% và giảm chất béo trung tính xuống 15%, có nghĩa có thể làm giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ

2.13. Bông cải xanh

Hàm lượng vitamin C có bông cải xanh nấu chín cung cấp 51 mg vitamin C. Nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra mối liên quan có thể có giữa việc ăn nhiều rau họ cải, đặc biệt bông cải xanh giàu vitamin C và giảm stress oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên thực hiện ở 27 thanh niên nghiện thuốc lá ăn 250 gam bông cải xanh hấp chứa 146 mg vitamin C mỗi ngày. Sau mười ngày, mức độ protein phản ứng gây viêm giảm 48%

2.14. Cải Brussels

Một nửa chén bắp cải Brussels nấu chín cung cấp 49 mg vitamin C, hoặc 54% DV. Tương tự như hầu hết các loại rau họ cải, cải bruxen cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin K, folate, vitamin A, mangan và kali. Cả vitamin C và K đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương.

Một đánh giá cho thấy rằng, chế độ ăn uống nhiều vitamin C có liên quan đến việc giảm 26% nguy cơ gãy xương hông và giảm 33% nguy cơ loãng xương.

2.15. Chanh

Chanh được trao cho các thủy thủ trong những năm 1700 để ngăn ngừa bệnh scorbut. Một quả chanh cung cấp 83 mg vitamin C, hoặc 92% DV.

Khi cắt trái cây và rau quả, enzyme polyphenol oxidase sẽ bị tác động bởi oxy, kích hoạt quá trình oxy hóa và biến thực phẩm thành màu nâu. Bôi nước cốt chanh lên bề mặt tiếp xúc có tác dụng như một rào cản, ngăn chặn quá trình hóa nâu.

2.16. Vải thiều

Hàm lượng vitamin C trong một quả vải cung cấp gần 7 mg vitamin C, tương đương 7,5% DV. Vải cũng chứa axit béo omega-3 và omega-6, những thành phần chất béo có lợi cho não, tim và mạch máu.

Chưa có nghiên cứu cụ thể về vải thiều. Tuy nhiên, vải thiều cung cấp nhiều vitamin C với vai trò tổng hợp collagen và sức khỏe mạch máu

Nên đọc:  Thực phẩm ngăn ngừa ung thư

2.17. Hồng giòn

Quả hồng có màu cam giống quả cà chua. Mặc dù hồng Nhật Bản là phổ biến nhất nhưng loại hồng Mỹ mới thực sự chứa nhiều vitamin C (hơn gần 9 lần). Một quả hồng Mỹ chứa 16,5 mg vitamin C, hay 18% DV.

2.18. Quả đu đủ

Khoảng 145 gram đu đủ cung cấp 87 mg vitamin C, hoặc 97% DV. Vitamin C cũng có vai trò trong việc hỗ trợ trí nhớ. Nghiên cứu ở 20 người mắc bệnh Alzheimer nhẹ được cho uống chiết xuất đu đủ cô đặc trong sáu tháng. Kết quả cho thấy giảm viêm và giảm 40% stress oxy hóa.

đu đủ 1
Đu đủ chứa vitamin C giúp ích trong hỗ trợ được tư vấn một số bệnh lý

2.19. Dâu tây

Khoảng 152 gam cung cấp 89 mg vitamin C, hoặc 99% DV. Dâu tây cung cấp các thành phần: vitamin C, mangan, flavonoid, folate và các chất chống oxy hóa có lợi khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, do hàm lượng chất chống oxy hóa cao, dâu tây có thể giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh mạch máu, sa sút trí tuệbệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu ở 27 người bị hội chứng chuyển hóa cho thấy ăn dâu tây đông lạnh hàng ngày làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Vào cuối cuộc nghiên cứu kéo dài 8 tuần, mức cholesterol LDL đã giảm 11%, trong khi mức độ của dấu hiệu viêm mạch máu VCAM giảm 18% .

2.20. Cam

Hàm lượng vitamin C của một quả cam trung bình chứa 70 mg vitamin C, chiếm 78% DV.

Các loại trái cây họ cam quýt khác cũng có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin C. Ví dụ, nửa quả bưởi chứa 44 mg hoặc 73% DV, một quả quýt 24 mg hoặc 39% DV và nước ép của một quả chanh 13 mg hoặc 22% DV.

Vitamin C có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, mô liên kết, sức khỏe của tim và mạch máu. Khi cơ thể thiếu những loại vitamin này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Do đó, khi đã nắm rõ hàm lượng vitamin C có trong từng loại thực phẩm, bạn có thể lên cho mình một chế độ ăn khoa học bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin thêm về Droppii

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN