Phần lớn bệnh nhân COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) bị suy dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng là một trong những yếu tố tiên lượng sống còn của bệnh nhân. Do đó, chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm tăng cường năng lượng của bệnh nhân COPD cần được quan tâm chặt chẽ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những thực phẩm tăng cường năng lượng cho người bị COPD để bạn có thể xây dựng khẩu phần với các món ăn hợp lý, đảm bảo sức khỏe.
1. Ăn uống đúng cách trong mọi tình huống
Quá trình hít thở đốt cháy lượng calo gấp 10 lần khi bị bệnh COPD và ăn uống đúng cách có thể giúp bạn duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu đang nhẹ cân, một vài thực phẩm tăng cường năng lượng có thể được thêm vào chế độ ăn uống của bạn. Đối với những người muốn kiểm soát cân nặng, các khẩu phần nhỏ hơn của thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát lượng calo và cung cấp năng lượng cơ thể cần để giúp bạn cảm thấy tốt.
2. Chia nhỏ bữa và ăn thường xuyên hơn
Nếu bạn thấy mình mệt mỏi trong khi ăn hoặc khó thở vì quá no, hãy thử ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn. Bốn đến sáu bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì ba bữa ăn lớn, sẽ giúp bạn không bị no quá. Nó cũng sẽ đòi hỏi ít năng lượng hơn để tiêu hóa thức ăn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít mệt mỏi hơn và có thể nhận được những gì bạn cần từ thực phẩm bạn ăn một cách tốt hơn. Ngoài ra, việc thư giãn và nghỉ ngơi trước khi ăn sẽ luôn tốt cho mọi người trong đó có người bệnh COPD.
3. Bị COPD ăn gì vào buổi sáng
Bữa sáng có thể là bữa ăn quan trọng nhất của người bệnh COPD vì rất nhiều người cảm thấy quá mệt mỏi để ăn uống đầy đủ phần còn lại trong ngày. Hãy cố gắng chuẩn bị bữa ăn lớn nhất vào đầu ngày với các thực phẩm tăng cường năng lượng khi đây là thời điểm bạn có nhiều động lực ăn uống nhất. Theo khuyến nghị mỗi người nên ăn 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày, vì vậy hãy bắt đầu ngày mới với một bát ngũ cốc nguyên cám và bánh mì nướng nguyên cám sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
4. Bột yến mạch với sữa
Một thực phẩm tuyệt vời khác để bắt đầu ngày mới của người bệnh COPD là bột yến mạch nóng. Nó dễ ăn và giàu chất xơ, canxi, sắt và vitamin A. Chế biến với sữa thay vì nước sẽ càng bổ dưỡng hơn. Nếu bạn đang cố gắng giảm một vài cân, bột yến mạch sẽ phù hợp với một vị trí ưu tiên trong chế độ ăn uống của bạn, hàm lượng chất xơ cao giúp bạn cảm thấy no với ít calo hơn. Thêm quả mọng thay vì chất ngọt để giữ lượng calo thấp.
5. Bắt đầu bữa ăn với thực phẩm tăng cường năng lượng
Nếu cảm giác mệt mỏi khiến bạn ngừng ăn trước khi nhận được lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết, hãy ăn những món có hàm lượng calo cao trước. Bạn không nên sử dụng thực phẩm có “calo rỗng“ như khoai tây nghiền hoặc món tráng miệng, hãy ưu tiên thực phẩm lành mạnh cung cấp dinh dưỡng đa lượng đạm, đường, béo. Một câu hỏi thường được đặt ra là người bị COPD ăn gì để bổ sung đạm? Câu trả lời cho bạn là hãy ưu tiên thịt gà, thịt bò nạc, cá nướng hoặc đậu phụ.
6. Tối ưu sử dụng phô mai
Thêm phô mai vào các món ăn như khoai tây, cơm hoặc rau sẽ làm tăng cả giá trị dinh dưỡng và giá trị nhiệt lượng của bất kỳ bữa ăn nào. Thêm vào đó, bạn sẽ nhận được thêm canxi để giúp bảo vệ xương của bạn, xương có thể bị giòn do một số loại thuốc được kê cho bệnh COPD. Khi bạn muốn các chất dinh dưỡng trong phô mai có lượng calo thấp hơn, hãy tìm những loại có nhãn “tách béo một phần” hoặc “giảm chất béo”.
7. Uống nhiều nước lọc và các loại nước lành mạnh
Uống nhiều nước không chứa caffeine sẽ giúp giữ cho chất nhầy trong đường thở của bạn loãng ra và giúp làm sạch phổi dễ dàng hơn. Lưu ý, nên uống nước sau bữa ăn để không gặp phải tình trạng no trước khi có cơ hội có được một bữa ăn đủ chất và bổ dưỡng.
8. Sữa là một thực phẩm không thể bỏ qua
Nếu cần tăng cân, cơ thể có thể tận dụng tốt lượng calo trong sữa, đồng thời canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe. Hãy thử kết hợp uống sữa cùng với nước mỗi ngày.
9. Tránh Caffeine
Caffeine không phải là một lựa chọn tốt cho người bệnh COPD. Nó có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc và có thể gây căng thẳng và bồn chồn, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Vì vậy, hãy tránh hoặc hạn chế cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffeine.
10. Bổ sung chất xơ
Chúng ta không có khả năng ăn được 25 đến 30 gam chất xơ cần thiết mỗi ngày chỉ từ bữa sáng, hãy thêm các thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn khác trong ngày. Một bát súp đậu lăng hoặc đậu hạt ít natri sẽ tạo nên một bữa trưa nóng hổi tuyệt vời. Các nguồn chất xơ tốt khác nên được kết hợp với những thực phẩm giàu năng lượng bao gồm đậu khô, cám, gạo lứt, ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt, trái cây và rau tươi.
11. Người bệnh COPD nên thận trọng với thực phẩm sinh hơi
Mặc dù các loại thực phẩm như bánh burrito đậu (món bánh có vỏ làm từ bột ngô và phần nhân bánh chế biến với thịt lợn, thịt gà hoặc thịt bò) cung cấp nhiều protein và chất xơ nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng nó nguy cơ sinh hơi sau khi sử dụng. Các loại thực phẩm sinh hơi gây đầy hơi hoặc chướng bụng khiến người bệnh COPD cảm thấy khó thở hơn. “Thủ phạm” phổ biến khác bao gồm đồ uống có ga, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị, đậu và các loại rau như bắp cải và bông cải xanh. Nhưng hệ tiêu hóa mỗi người phản ứng khác nhau với bất kỳ loại thức ăn nào, vì vậy hãy ghi nhật ký thực phẩm để xem những món nào ảnh hưởng đến bạn, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn.
12. Trứng là thực phẩm tăng cường năng lượng hữu ích
Nếu bạn đang tìm cách để tăng lượng calo, hãy thử thêm một quả trứng vào công thức nấu ăn của bạn. Trộn trứng vào các nguyên liệu trong lúc bạn làm bánh mì trước khi nướng. Hoặc thêm nó vào mì ống và phô mai. Tránh dùng trứng sống, đôi khi trứng được dùng làm nước sốt cho món salad Caesar, để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
13. Ăn nhẹ đúng cách
Nếu bạn cần tăng cân, hãy chuẩn bị sẵn những món ăn nhẹ có hàm lượng calo cao và lành mạnh. Chuẩn bị một ít hạt hoặc một cốc bánh pudding ăn liền. Bạn có thể mua những cốc bánh pudding ít béo hoặc không béo để tránh cholesterol và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Bánh quy giòn với phô mai hoặc trái cây và rau với đồ nhúng là những ý tưởng ăn nhẹ bổ dưỡng khác.
14. Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi
Ăn trái cây và rau quả tươi bất cứ khi nào có thể sẽ mang lại những lợi ích lớn. Trái cây, rau quả chứa đầy chất dinh dưỡng, giúp cân bằng chế độ ăn uống thay vì chế độ ăn toàn thịt. Do đó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và mang lại năng lượng tốt hơn cho người bệnh COPD.
15. Các món sinh tố
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D rất cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao sữa lắc và sinh tố là những món ăn nhẹ hoàn hảo cho nhiều người bệnh COPD. Dùng sữa hoặc sữa chua – chọn các sản phẩm ít chất béo hơn nếu muốn kiểm soát cân nặng và dùng trái cây tươi để bổ sung chất dinh dưỡng và chất xơ. Sữa lắc đóng hộp, bổ sung dinh dưỡng là thức uống tiện lợi, sẵn sàng dùng ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh
16. Các loại rau giàu tinh bột
Các loại rau giàu tinh bột như củ cải đường, ngô, cà rốt và bí mùa đông là những nguồn giàu vitamin và khoáng chất, bên cạnh đó chúng có nhiều calo hơn các loại rau khác. Bí nướng hầm làm món ăn phụ hoặc món chính tuyệt vời bạn có thể tham khảo.
17. Cung cấp đầy đủ protein
Protein là một yếu tố cần thiết trong chế độ ăn uống của mọi người, nhưng nó đặc biệt quan trọng khi bạn bệnh COPD. Thêm sữa không béo, bột protein hoặc bột protein đậu nành vào các món ăn như khoai tây nghiền, thịt hầm, súp, thậm chí là ngũ cốc nóng là một sự lựa chọn tốt.
18. Tăng cường protein trong mỗi bữa ăn
Bơ đậu phộng có thể làm tăng lượng calo và protein mà bạn không bị lãng phí thời gian hoặc năng lượng cho việc chuẩn bị. Protein rất quan trọng trong mỗi bữa ăn đối với những người bệnh COPD. Các nguồn protein tốt bao gồm trứng, thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại đậu và các loại hạt.
Thực phẩm tăng cường năng lượng rất quan trọng với người bị COPD. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm chọn lựa về dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, giúp đảm bảo sức khỏe cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Theo dõi website để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Định lượng ure máu bao nhiêu là cao?
- Cho trẻ ăn váng sữa khi nào tốt nhất?
- Bạn biết gì về đạm thực vật?
Thông tin thêm về Droppii