Theo thống kê, có tới 20% số người có thể bị nghiện ăn hoặc biểu hiện hành vi ăn uống giống như chất gây nghiện. Ở những người bị thừa cân, béo phì con số này thậm chí còn cao hơn. Vậy những thực phẩm nào dễ gây nghiện nhất?
1. Nghiện thực phẩm là gì?
Nghiện thực phẩm có vẻ là khái niệm còn khá lạ lẫm nhưng ý kiến cho rằng một người có thể nghiện đồ ăn gần đây đã nhận được sự ủng hộ ngày càng nhiều. Điều đó đến từ hình ảnh não và các nghiên cứu khác về tác động của việc cưỡng chế ăn quá nhiều lên các trung tâm khoái cảm trong não.
Thí nghiệm trên động vật và con người cho thấy, đối với một số người, các trung tâm tưởng thưởng và khoái cảm giống nhau của não được kích hoạt bởi các loại thuốc gây nghiện như cocain và heroin cũng được kích hoạt bởi thức ăn, đặc biệt là thức ăn ngon miệng. Nghiện thực phẩm liên quan đến việc nghiện ăn giống như một người mắc chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện cụ thể. Những người nghiện thực phẩm cho biết họ không thể kiểm soát việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nào đó.
Giống như các loại thuốc gây nghiện, các loại thực phẩm rất ngon miệng sẽ kích hoạt các chất hóa học có lợi cho não bộ như dopamine, điều này khiến họ sẽ cảm thấy cần phải ăn lại món ăn đó. Các tín hiệu “phần thưởng” từ thức ăn ngon miệng có thể đè lên các tín hiệu khác về sự no và sự hài lòng. Kết quả là người nghiện ăn vẫn tiếp tục ăn ngay cả khi họ không hề đói. Và cũng giống như những người nghiện ma túy hoặc cờ bạc, những người nghiện ăn uống sẽ khó dừng lại hành vi của mình, ngay cả khi họ muốn hoặc đã nhiều lần cố gắng cắt giảm.
2. Thực phẩm dễ gây nghiện
Theo nghiên cứu, hầu hết các loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây nghiện đều là thực phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm này thường chứa nhiều đường hoặc chất béo – hoặc cả hai. Có thể liệt kê một số loại thực phẩm dễ gây nghiện như sau:
- Sô cô la
- Khoai tây chiên
- Bánh quy
- Kem
- Burger
- Soda
- Bánh kem
- Phô mai
- Thịt xông khói
- Gà rán
- Bỏng ngô
- Ngũ cốc ăn sáng
- Kẹo dẻo
Những loại thực phẩm kể trên đều là thức ăn chế biến sẵn bằng những công thức khiến chúng có mùi vị thơm ngon và rất hấp dẫn. Không dễ dàng cho một người phục hồi sau cơn nghiện thực phẩm, nó có thể phức tạp hơn so với việc phục hồi sau các dạng nghiện khác. Ví dụ, những người nghiện rượu cuối cùng có thể kiêng uống rượu. Nhưng người nghiện ăn thì vẫn phải ăn. Do đó, nhiều người bị nghiện thức ăn sẽ cần được giúp đỡ để vượt qua tình trạng này. Làm việc với chuyên gia trị liệu có thể giải quyết bất kỳ vấn đề tâm lý tiềm ẩn nào góp phần gây ra chứng nghiện thực phẩm, trong khi chuyên gia dinh dưỡng có thể thiết kế một chế độ ăn uống không có thực phẩm kích thích mà không làm mất đi dinh dưỡng của cơ thể.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, foodnetwork.com, healthline.com
- Thực phẩm gây nghiện như thế nào?
- Ăn mì tôm nhiều có gây tăng cân không?
- Sự thật về thực phẩm chế biến sẵn
Thông tin thêm về Droppii